Dịch vụ tư vấn thiết kế

Dich vu tu van thiet ke

DỊCH VỤ TƯ VẤN THIẾT KẾ

Có thể nói rằng tư vấn thiết kế xây dựng hạ tầng giao thông hiện nay chính là một trong những công tác chuẩn bị quan trọng bậc nhất đối với mọi công trình xây dựng, bất kể quy mô, hạng mục thi công lớn nhỏ. Trong xu hướng phát triển không ngừng của các dự án hạ tầng giao thông, thủy lợi, … tại thời điểm hiện tại hay các phân mảng nhỏ của lĩnh vực này, bao gồm: tư vấn thiết kế, lập dự toán thi công và đặc biệt là tư vấn thiết kế kết cấu chính là lĩnh vực then chốt để các đơn vị tư vấn thiết kế thể hiện rõ ràng và đầy đủ năng lực của mình ngay từ giai đoạn đầu tiên của dự án.

  • Cơ sở pháp lý:
Luật Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014
Nghị định Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ
Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng trong xây dựng
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
Thông tư Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất và bảo trì công trình xây dựng
Thông tư 05/2015/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ
Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng
Thông tư 10/2016/TT-BXD quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng
Thông tư 03/2016/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
Thông tư 14/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam
Quyết định 3181/QĐ-BYT năm 2016 đính chính Thông tư 11/2016/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập

 

  • Quản lý dự án xây dựng được thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Gặp gỡ khách hàng và trao đổi về phương án thiết kế

Khách hàng cung cấp giấy tờ liên quan đến diện tích đất hiện đang sở hữu, nêu nhu cầu về sở thích, ước muốn hay yếu tố phong thủy muốn tránh.

Sau khi lắng nghe ý kiến, kỹ sư sẽ tư vấn và trao đổi về yếu tố phong thủy, định hướng phong cách và thống nhất quy trình làm việc, báo giá thiết kế.

Bước 2: Thiết kế mặt bằng

Phương án bố trí mặt bằng + thiết kế phối cảnh phù hợp với nhu cầu của Khách Hàng, thực tế cộng đoạn này cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ công tác thiết kế sau này. Vì vậy, CĐT và KS nếu không thật sự kỹ lưỡng trong giai đoạn này thì gần như thiết kế phải chỉnh sửa nhiều, ảnh hưởng đến thời gian và công sức của hai bên.

Thời gian thực hiện 1 tuần theo sự phối hợp giữa CĐT và KS.

Bước 3: Chủ đầu tư chỉnh sửa bản vẽ (nếu có)

Sau khi bàn giao hồ sơ đợt 1 cho CĐT, CĐT sẽ xem xét toàn bộ Hồ Sơ thiết kế và phản hồi lại cho Đơn vị tư vấn thiết kế để tiến hành chỉnh sửa.

Thời gian thực hiện: Theo kế hoạch làm việc của CĐT.

Bước 4:  Triển khai chi tiết hồ sơ thiết kế 

Sau khi thống nhất bản vẽ mặt hàng (Đơn vị tư vấn thiết kế sẽ triển khai toàn bộ chi tiết của hồ sơ thiết kế trong thời gian 20 ngày và bàn giao hồ sơ đợt 1 cho CĐT (Khối lượng thực hiện gần 90% theo hợp đồng).

Thời gian thực hiện: 2 tuần

Bước 5: Thiết kế chi tiết

Sau khi nhận lại Hồ Sơ đợt 1 và các phản hồi của CĐT. Đơn vị tư vấn thiết kế sẽ tiến hành chỉnh sửa các chi tiết theo yêu cầu của CĐT và bàn giao chính thức Hồ Sơ Thiết Kế phần Kiến Trúc cho CĐT.

Thời gian thực hiện 4 tuần

Bước 6: Thiết kế kết cấu công trình

Trên thực tế, một quy trình thiết kế kết cấu công trình xây dựng hoàn chỉnh thường bao gồm rất, rất nhiều công đoạn và chi tiết khác nhau. Tùy theo quy mô, điều kiện thực tế cũng như cách thức triển khai công việc của mỗi đơn vị tư vấn thiết kế khác nhau mà quy trình có thể có những thay đổi ít nhiều. Tuy nhiên nhìn chung quy trình vẫn có trình tự như sau.

* Xác định rõ phương án kết cấu

– Để có thể thiết kế kết cấu công trình, các kỹ sư cần nghiên cứu bản vẽ các mặt đứng chính, mặt đứng hông, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, mặt bằng, …, từ đó mới có thể xác định chính xác các kích thước chính trong công trình. Bên cạnh đó cũng cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về kích thước cũng như sự bố trí  hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước, các bộ phận ngầm, các đường ống kỹ thuật, ….

– Nghiên cứu hồ sơ địa chất của công trình bao gồm việc tìm hiểu và phân tích mặt cắt địa chất, tính chất, chỉ tiêu cơ lý các lớp đất bên dưới công trình.

– Dự kiến hệ chịu lực chính của công trình bao gồm khung, khung kết hợp vách cứng, lõi cứng, … Tiếp đến là việc bố trí một cách sơ bộ các bộ phận nhận tải trọng truyền lên hệ chịu lực chính của công trình … Sau đó, người kỹ sư sẽ lựa chọn vật liệu chịu lực cho công trình (bêtông cốt thép, thép, gỗ…)

* Lựa chọn sơ bộ kích thước các cấu kiện chính của hệ chịu lực

– Ở bước tiếp theo này, người kỹ sư sẽ phải tiến hành lựa chọn sơ bộ độ dày của các loại dầm sàn của các loại cấu kiện có vai trò truyền tải trọng về hệ chịu lực chính.

* Xác định tải trọng truyền lên các bộ phận chịu lực cũng như hệ chịu lực chính.

* Tính toán chi tiết nội lực của hệ chịu lực chính và các cấu kiện ứng với khả năng tải trọng có thể gây nguy hiểm nhất đến hệ chịu lực chính của công trình.

* Tính toán cốt thép cho hệ chịu lực chính cũng như cho từng cấu kiện.

* Kiểm tra kết cấu công trình theo các trạng thái giới hạn.

* Tiến hành thiết lập bản vẽ kết cấu, đồng thời lập bảng thống kê vật liệu sử dụng.

Bước 7: Lập dự toán chi tiết

–  Dự toán xây dựng công trình là bảng tính toán trước chi phí của dự án, công trình hay một hạng mục công trình để thực hiện.

–  Dự toán xây dựng công trình bao gồm các thành phần sau: Mã số (mã hiệu định mức); Khối lượng; đơn vị tính; đơn giá và thành tiền như hình 1.

Hình 1

Vậy để lập dự toán xây dựng công trình ta đơn giản là ta phải có 3 thành phần chính:

1.Danh mục khối lượng

2.Đơn giá

3.Thành tiền

Đầu tiên là danh mục khối lượng:

Để có danh mục khối lượng ta căn cứ vào Bản vẽ thiết kế kỹ thuật để tính toán đo bóc khối lượng và Định mức của công việc để lập Bảng danh mục liệt kê khối lượng các công tác cần phải thực hiện và đơn vị tính tương ứng ví dụ như khi đo bóc khối lượng một cái móng bê tông thì có bảng phải liệt kê công tác sau: Đào đất (m³, 100m³), Lắp đặt và tháo dỡ ván khuôn (m², 100m²); Lắp đặt cốt thép (kg, tấn); đổ bê tông (m³) và cuối cùng là Lấp đất, đầm chặt (m³, 100m³).

Hinh 2

Thứ 2 là Đơn giá: 

Để biết được đơn giá của một công việc ta phải phân tích thành phần cấu thành của nó qua ví dụ sau:
Ví dụ 1: Công tác “Bê tông móng đá 1×2 M300” ở hình 1 có đơn giá là 2.202.910 đồng:

Hình 3

Nhìn vào hình 3 ta thấy đơn giá Công tác “Bê tông móng đá 1×2 M300” được cấu thành bởi các thành phần: Vật liệu; Nhân công; Máy thi công và các chi phí như chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng.

Tới đây chắc chắn sẽ có bạn hỏi tôi làm sao ta lại có được “Bảng phân tích đơn giá” trên. Câu trả lời đó là để có được bảng phân tích đơn giá trên ta phải căn cứ vào Bộ định mức do Bộ xây dựng ban hành, đơn giá thực tế của Vật liệu, nhân công, máy thi công và Thông tư “hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng” của Bộ xây dựng để tính các chi chí: Chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước… (tại thời điểm tôi viết bài là Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016)

Lưu ý:

Định mức do Bộ xây dựng công bố chỉ có tính chất tham khảo chúng ta có thể tự lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập mới cho phù hợp. Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam hiện này đại đa số đều dùng định mức của Bộ xây dựng để lập.

Cuối cùng là Thành tiền:

Thành tiền = Khối lượng * Đơn giá

Tóm lại:

Lập dự toán xây dựng công trình là việc xác định Danh mục khối lượng để thực hiện và đơn giá của nó để xác định chi phí xây dựng.

Khối lượng: Xác định trên cơ sở Bản vẽ thiết kế kỹ thuật và Định mức công việc.

Đơn giá: Xác định căn cứ Định mức công việc + đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công + các khoản chi phí khác (chi phí trực tiếp, chi phí chung, thuế giá trị gia tăng…).

Bước 8: Nghiệm thu hồ sơ thiết kế

Sau khi hoàn thành bản vẽ thiết kế và dự toán Đơn vị tư vấn thiết kế xuất hồ sơ và gửi Chủ đầu tư kèm theo thuyết minh tính toán.

– Nếu có điều chỉnh,  Đơn vị tư vấn thiết kế sẽ chỉnh sửa lại bản vẽ thiết kế và dự toán theo ý kiến của chủ đầu tư cũng như đơn vị thẩm tra để ra hồ sơ hoàn chỉnh, sau khi bản vẽ thiết kế và dự toán công trình được thông qua Chủ đầu tư sẽ tiến hành nghiệm thu Hồ sơ thiết kế và dự toán. 

** Kết luận:

Với Kinh nghiệm và Uy tín sau nhiều năm tham gia gia lĩnh vực tư vấn giám mà công ty thực hiện hình thành. Chúng tôi cam kết mang đến sản phẩm tốt nhất cho chủ đầu tư, đảm bảo được chất lượng, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất có thể cho Chủ đầu tư.

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *